Lịch vạn niên 365 ngày xem ngày giờ tốt xấu hợp tuổi
Tiện ích tra cứu lịch vạn niên, lịch âm dương online là phương pháp tra cứu trực tuyến lịch âm, lịch dương, v.v. Hay những ngày khác một cách dễ dàng và trực quan nhất. Tại tiện ích lịch vạn niên này bạn có thể coi chi tiết ngày giờ hoàng đạo, hắc đạo, tuổi xung khắc, sao chiếu mệnh, hướng xuất hành, v.v. ở trong ngày hiện tại hoặc các ngày tháng khác trong năm từ năm 2023 đến năm 2050. Nhờ đó, bạn có thể xem chọn những ngày giờ đẹp hay tránh những ngày giờ xấu trong tháng trong năm cho từng việc làm cụ thể. Từ đó lên kế hoạch cho những công việc quan trọng được chuẩn bị tiến hành một cách thuận lợi, hanh thông.
Bạn có thể chọn ngày xem lịch bằng cách chọn 1 ngày cụ thể trong memu bên trên hoặc nhấn vào từng ngày trong bảng lịch âm dương tháng 10 ngay bên dưới
Xem lịch vạn niên, lịch âm dương hôm nay ngày 15 tháng 10 năm 2024
Ngày 15 tháng 10 năm 2024 dương lịch là Thứ Ba, lịch âm là ngày 13 tháng 9 năm 2024 tức ngày Nhâm Tý tháng Giáp Tuất năm Giáp Thìn. Ngày 15/10/2024 tốt cho các việc: Cúng tế, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, giải trừ, ký kết, giao dịch, nạp tài, dỡ nhà, đào đất, an táng, cải táng. Xem chi tiết thông tin bên dưới.
Lịch vạn niên là cái tên không còn quá xa lạ với nhiều người. Nhưng để hiểu chi tiết về nó thì không phải ai cũng biết. Trong khi đó, việc tra thông tin về ngày giờ, tốt xấu…phần lớn đều phải dựa vào cuốn lịch này. Đừng quá lo lắng! Ngay sau đây tuvihiendai.com sẽ thông tin đến các bạn những nội dung chi tiết về loại lịch này. Nào! Chúng ta cùng bắt đầu ngay nhé.
Lịch vạn niên, Lịch âm dương là gì?
Lịch vạn niên còn được biết với nhiều cái tên khác, chẳng hạn như: Hoàng lịch thông thư, Hiệp ký lịch, Vạn bảo toàn thư, Tuyển trạch nhật, Hiệp kỷ biện phương thư, Ngọc hạp, lịch âm dương…Đây là cuốn lịch được biên soạn tính theo chu kỳ ngày, tháng, năm.
Những thông tin được chia sẻ trong cuốn lịch phần lớn được dựa trên thuyết ngũ hành âm dương, tương sinh tương khắc và thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái. Ngoài ra còn có sự kết hợp với khoa học cổ đại phương Đông. Chính vì vậy mà những thông tin được đề cập trong cuốn lịch đều mang tính chính xác cao và được nhiều người tin dùng.
Cũng chính vì sự chính xác cao, cũng như tính tiện lợi khi sử dụng mà cuốn lịch này được sử dụng hầu hết trong mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội có sự phát triển vượt bậc như hiện nay, nhiều người sử dụng ứng dụng lịch được cài trên máy tính, điện thoại để tra thông tin trong lịch thay vì sử dụng cuốn lịch như truyền thống.
Nguồn gốc, cơ sở hình thành của Lịch vạn niên, Lịch âm dương
Ngày nay Lịch vạn niên được sử dụng phổ biến trong đời sống, thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi nguồn gốc ra đời của cuốn lịch này như thế nào chưa? Trong phần nội dung này của bài viết, chúng tôi sẽ thông tin đến các bạn chi tiết về nguồn gốc, cơ sở hình thành của nó nhé.
Bắt nguồn từ Trung Hoa
Căn cứ theo những ghi chép lịch sử cho thấy, vào khoảng 3000 năm TCN, mỗi một triều đại, vua chúa lại ban một bộ lịch riêng để cho dân chúng tính năm tính tháng.
Nhưng cũng không rõ từ năm nào, con người chỉ biết cuốn lịch xa xưa nhất được phát hiện là cuốn “Hoàng lịch” năm Bính Tuất, tức năm thứ 4 triều Đồng – Quang của nhà Hậu Đường (926). Trong cuốn lịch đó có ghi đầy đủ các mục theo lịch pháp định thông thường, cụ thể là ngày nào thuộc trực nào cũng như những việc nên làm, nên tránh.
Từ thời nhà Hán đền nhà Thanh đều có những thuật thuyết khác nhau về nguồn gốc và cách soạn thảo của Lịch vạn niên. Quay vòng 60 năm Lục thập hoa giáp và 24 phương vị la liệt hàng vạn tên hung tinh, cát tinh khác nhau.
Vua Khang Hy nhà Thanh giai đoạn (1662 – 1722) nhận thấy việc chọn ngày tốt xấu khá hỗn loạn, nên đã triệu tập các học sĩ trong nước để soạn thành lịch có tên “Tinh lịch khảo nguyên”.
Đến vua Càn Long nhà Thanh thời kỳ (1736 – 1795), ông đã lệnh cho các học sĩ của mình biên soạn cuốn “Hiệp kỷ biện phương thư”, với mục đích bổ sung cho “Tinh lịch khảo nguyên”. Trong đó “Hiệp kỷ biện phương thư” phê phán những tà thuyết lưu truyền trong xã hội đương thời, đồng thời cũng đính chính lại những sai sót của Tòa Khâm Thiên giám.
Đến triều Đạo Quang của nhà Thanh giai đoạn (1821 – 1849) có cuốn “Trạch cát hội yếu” do Diêu – Thừa – Dư soạn. Toàn thư này bao gồm 4 quyển với nội dung đầy súc tích đã bao hàm được những phần cơ bản của “Hiệp kỷ biện phương thư”.
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam từ xa xưa, lịch đã chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với đời sống, tiềm thức của người dân Việt.
Qua các thời kỳ phong kiến, những cơ quan làm lịch còn đảm nhận nhiệm vụ dự báo thời tiết, quan sát thiên văn rồi làm khải tấu trình lên vua.
Ở nước ta, cuốn lịch này được bổ sung đầy đủ, chi tiết được ban hành dưới triều Nguyễn có tên là “Ngọc hạp thông thư”. Ngoài ra còn có cuốn “Tăng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp kỷ” cũng được sử dụng khá phổ biến.
Đến triều Thành Thái trở về sau, triều đình cũng như nhân dân sử dụng những cuốn lịch có tính pháp định được tòa Khâm thiên giám soạn.
Trải qua thời gian dài hình thành với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Lịch vạn niên ngày càng được thiết kế với nhiều mẫu mã, kiểu dáng và được xuất bản bởi nhiều nhà xuất bản khác nhau.
Lịch vạn niên, Lịch âm dương mang đến lợi ích gì?
Chắc hẳn đại đa số những người trong chúng ta đều biết đến tính năng, công dụng của cuốn lịch này dùng để tra cứu ngày giờ, xem ngày tốt, ngày xấu, xem giờ xuất hành…Trong phần nội dung này của bài viết, chúng tôi sẽ thông tin đến các bạn chi tiết về những tính năng của cuốn lịch này nhé:
Tra cứu ngày giờ tốt xấu
Cuốn lịch này đóng vai trò tương tự như cuốn sổ tay nhỏ, giúp chúng ta có thể tra cứu và tìm hiểu thêm về quan niệm của người xưa về ngày giờ tốt xấu. Từ đó có những chuẩn bị tốt nhất cho những công việc quan trọng, đại sự. Ngoài ra cũng giúp trấn an tâm lý một cách tốt nhất cho chúng ta.
Xem ngày quá khứ – tương lai
Một trong những tính năng ưu việt của Lịch vạn niên mà chúng ta không được bỏ lỡ khi nhắc đến cuốn lịch này, chính là việc chúng ta có thể xem lại được ngày tháng trong quá khứ cũng như trong tương lai. Ví dụ đối với những người chỉ nhớ ngày sinh nhật dương của mình, mà không nhớ lịch ngày âm, có thể sử dụng Lịch vạn niên để tra cứu lại…
Lợi ích khác
Ngoài việc giúp tra cứu ngày giờ, ngày tốt xấu…thì Hoàng lịch thông thư còn mang đến lợi ích nào khác không?
Cho biết hướng xuất hành tốt xấu.
Cung cấp những bài văn khấn cho những ngày như: Mùng 1, rằm, khai trương, giao thừa…
Những sự kiện lớn, dấu mốc trong năm…
Ý nghĩa của Lịch vạn niên, Lịch âm dương
Đối với người dân Việt Nam thì cuốn lịch này dường như là yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Vào những dịp quan trọng trong năm như: Động thổ, xây nhà, xuất hành, khai trương, cưới hỏi…người ta đều sử dụng cuốn lịch này để chọn ngày đẹp, giờ đẹp, hướng đẹp. Với mong muốn mọi việc diễn ra hanh thông, thuận tiện.
Tuy nhiên cũng có không ít người do quá lạm dụng, phụ thuộc vào việc xem giờ tốt xấu dẫn đến mê tín dị đoan. Do đó chúng ta cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc sử dụng cuốn lịch này nhé.
Tuvimoi.com vừa cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về Lịch vạn niên. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu hơn về cuốn lịch vốn dĩ đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến cuốn lịch này cần được tư vấn, giải đáp, hãy liên hệ đến chúng tôi ngay nhé.